Máy chấm công ngày nay không chỉ là 1 chiếc máy nữa mà nó như 1 người bạn, trợ thủ đắc lực cho các nhà quản lý doanh nghiệp,chỉ với 1 chiếc máy đơn giản nhưng nó lại khiến cho ý thức làm việc của cả 1 doanh nghiệp được tăng cao. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ được cách sử dụng thiết bị này như thế nào cho đúng và chính xác nhất. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn và cụ thể Hoàng Liên xin chia sẻ đến bạn đọc cách sử dụng máy chấm công vân tay như thế nào là đúng cách để có hiệu quả tốt nhất.
Bài liên quan :
- Lựa chọn máy chấm công vân tay của hãng nào là tốt nhất
1. Cách đăng ký dấu vân tay
Bạn nên chọn ngón tay nào có vân tay rõ nét nhất, ít vết chai sạn trầy xước, mách bạn nên chọn ngón tay có nhiều hoa tay là chuẩn nhất. Bạn đặt ngón tay thẳng, vân tay ép đều xuống mặt nhận vân tay, và chính diện mắt đọc của thiết bị. Bạn nên lấy thêm một hoặc hai dấu vân tay phụ đề phòng khi ngón vân tay chính không chấm được, hoàn thành xong bước này bạn chỉ cần ngày ngày đi làm đúng giờ và chấm công với ngón tay đã đăng ký vân tay.
2. Trường hợp bạn đăng ký thành công nhưng khi bạn chấm công máy báo sai và không chấp nhận vân tay, tại sao vây?
- Trước tiên bạn thử chỉnh lại các vị trí đặt vân tay để chấm xem có được không, vì có thể lúc bạn đăng ký vân tay và khi bạn chấm công đã vô tình đặt hai vị trí này không trùng khớp nên máy sẽ không nhận vân tay của bạn.
- Nếu bạn thay đổi mọi vị trí nhưng máy vẫn không nhận vân tay thì chỉ còn một cách duy nhất là bạn cần lấy lại dấu vân tay và lúc này bạn cần chú ý, khi đăng ký vân tay bạn cần đặt ngón tay chính diện mắt đọc, để ngón tay ngay ngắn và thẳng tránh lặp lại sai phạm trên.
3. Có khi nào máy chấm công không kết nối với máy tính? Xin thưa trường hợp này xảy ra rất nhiều và nguyên nhân chính bởi:
- Địa chỉ IP của máy tính không trùng khớp với IP của máy chấm công.
Ví dụ thực tế: địa chỉ IP máy tính kết nối phần mềm 192.168.1.88 thì cài đặt địa chỉ IP máy chấm công vân tay 192.168.1.201 (địa chỉ IP này chưa có máy nào sử dụng).
- Mở cửa sổ lệnh run (phím tắt: logo window + R), gõ vào dòng lệnh ping192.168.1.201 (địa chỉ IP máy chấm công). Đường truyền tốt sẽ không hiện ra dòng chữ “reply from 192.168.1.201……….”
- Nếu hiện ra dòng “Request time out” thì có nghĩa là đường truyền kết nối máy tính với thiết bị bị gián đoạn. Kiểm tra hệ thống dây cáp mạng từ PC đến thiết bị và switch (nếu có).
4. Cần thực hiện thao tác gì trước khi cài đặt lại máy tính có phần mềm chấm công ?
- Tải dữ liệu từ máy chấm công về máy tính.
- Thực hiện lưu trữ dữ liệu hiện tại vào một ổ đĩa khác với ổ C (nơi cài đặt window)
- Sau khi cài đặt lại máy tính, phần mềm chấm công, thực hiện thao tác chọn dữ liệu từ file lưu trữ trước khi cài lại windows.
- Đăng ký lại phần mềm chấm công.
5. Nhân viên có đi làm nhưng phần mềm không tính công?
- Kiểm tra dữ liệu thô, nếu không có dữ liệu chấm công thì có nghĩa nhân viên đó không chấm công.
- Xem lại mục sắp xếp lịch trình cho nhân viên.
- Nếu dữ liệu thô có ghi nhận dữ liệu chấm công thì kiểm tra lại ca làm việc của nhân viên, khoảng thời gian bắt đầu và cho phép chấm công, các điều kiện đi sớm, về muộn, điều kiện bị coi là vắng mặt trong phần quy định chấm công. Đảm bảo nhân viên đi làm đúng ca, không vi phạm các quy định bị coi là vắng mặt.
Hy vọng với bài hướng dẫn sử dụng máy chấm công vân tay này sẽ giúp quý khách sử dụng máy chấm công đúng cách và hiệu quả hơn.
Mọi chi tiết quý khách hàng có thể liên ệ số 0985 6263 07 hoặc 09123 70 282